Giải pháp và chuyển giao công nghệ hệ thống lọc, xử lý nước công nghệ cao dân dụng và công nghiệp

HOTLINE

0936686707

Nguồn Nước Ngầm đang Bị ô Nhiễm Nặng ở VN

Theo PGS.TS. Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.
Theo PGS.TS. Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hiện trữ lượng nước dưới đất của nước ta cung cấp từ 35 – 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước quý giá này đang bị ô nhiễm.

Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều và phân bố rộng rãi khắp nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính. Trong đó 80% lượng nước dưới đất được khai thác từ các trầm tích thời kỳ Đệ Tứ, tập trung ở các đồng bằng lớn trong cả nước. Tiếp đến là các thành tạo đá cacbonnat phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và một số vùng khác; các lớp phong hóa tạo bazan trẻ tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…
Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60 – 70% so với công suất thiết kế. Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đã và đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng, do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước.
Hoạt động phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp là nguyên nhân gây nên chất ô nhiễm trong nước ngầm. Nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.
Trong nước dưới đất ở nhiều khu vực cũng đã thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát (P-PO4), mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng theo thời gian. Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng P-PO4 cao hơn mức cho phép (0,4mg/l) chiếm tới 71%. Còn tại khu vực Hà Giang – Tuyên Quang, hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) thường trên 1mg/l, có nơi đạt đến trên 15-20mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua.
Ngoài ra việc khai thác nước quá mức ở tầng holoxen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l. Đặc biệt, vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao. Hiện tượng này thường thấy ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Comments are closed.